Một Đà Lạt mới mẽ trong vẻ bình yên, cổ kính của thời đại… 7 điểm đến bạn không thể bỏ qua khi đi du lịch Đà Lạt năm 2017 với những sự kết hợp đáp ứng tốt nhiều nhu cầu cùng lúc cho du khách
Du lịch Đà Lạt 2017 nổi bậc với nhiều lễ hội sôi động, vui tươi của năm du lịch quốc gia Tây Nguyên như: Festival Hoa Đà Lạt, “Thiên đường tình yêu”; tour du lịch văn hoá “Tiếng gọi đại ngàn”; tour du lịch “Đà Lạt không ở phố”; tour du lịch thể thao “Đà Lạt golf”; tour du lịch “Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà”; tour du lịch dã ngoại “Theo dấu chân nhà thám hiểm Yersin”… Vì vậy, nếu có dịp đến Đà Lạt trong năm nay, bạn đừng bỏ lỡ những danh thắng dưới đây:
1. Đường hầm điêu khắc Đà Lạt – ngôi nhà bằng đất sét
Ngôi nhà đất có mái hình bản đồ Tổ quốc thuộc công trình Đường hầm điêu khắc Đà Lạt thu nhỏ đã xác lập hai kỷ lục Guiness Việt Nam. Công trình không chỉ là bước đột phá về chất liệu mà còn bao hàm trong đó những câu chuyện thú vị về văn hoá.
Đường Hầm Điêu Khắc Đà Lạt
Từ trung tâm thành phố theo đường Triệu Việt Vương, xuôi 8km vào hồ Tuyền Lâm, đi đến cuối con đường, đập vào mắt tôi là dải taluy cao trên 11m với những tác phẩm nghệ thuật được khắc nổi, đắp đất cầu kỳ và tinh xảo.
Giữa những khu du lịch sinh thái có kiến trúc na ná nhau mọc lên ngày càng nhiều ở Đà Lạt, Dự án Đường hầm điêu khắc là mảng màu hoàn toàn khác biệt. Với sự giúp đỡ về mặt tư liệu lịch sử của các sở, ban, ngành tỉnh Lâm Đồng, Ban Quản lý Dự án cùng hàng trăm nghệ nhân, hoạ sỹ đã từng bước làm nên một cuốn từ điển sống khái quát lịch sử hình thành và phát triển Đà Lạt qua 122 năm.
Ngôi nhà đất sét Đà Lạt
Ngôi nhà có thế dựa lưng vào núi, hướng mặt ra hồ, trên nóc nhà nổi bật hình ảnh tấm bản đồ Tổ quốc thiêng liêng. Mặt tiền ngôi nhà được điêu khắc đầy đủ bộ chữ quốc ngữ và câu chuyện ngụ ngôn thú vị: “Cá ăn kiến, kiến ăn cá”.
Nội thất ngôi nhà đất sét Đà Lạt
Toàn bộ nội thất trong nhà đều được làm từ đất và hoàn toàn có thể sử dụng được như: bàn ghế, giường ngủ, nhà tắm, bồn rửa tay, lò sưởi,… Với kiến trúc độc đáo, ngôi nhà đã được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam xác nhận hai kỷ lục từ tháng 9/2013. Kỷ lục thứ nhất là Ngôi nhà bằng đất đỏ không nung đầu tiên và có phong cách độc đáo nhất, kỉ lục thứ 2 là Ngôi nhà bằng đất đỏ không nung có mái đắp nổi hình bản đồ Việt Nam đầu tiên và có diện tích lớn nhất.
2. Biệt điện Trần Lệ Xuân – Trung tâm lưu trữ quốc gia IV Đà Lạt
Đã có hàng trăm bài viết, cuốn sách và công trình nghiên cứu về chế độ gia đình trị ở miền Nam Việt Nam dưới thời Ngô Đình Diệm. Hầu hết những tài liệu đã công bố, đăng tải về lịch sử giai đoạn này đều có đề cập đến cặp vợ chồng “đệ nhất” Ngô Đình Nhu – Trần Lệ Xuân. Tuy nhiên, những thông tin về sự khởi nghiệp của Ngô Đình Nhu và “đệ nhất biệt điện” – nơi hưởng lạc xa hoa lộng lẫy của gia đình họ Ngô ở Đà Lạt thì không hẳn đã nhiều người biết đến
Biệt điện Trần Lệ Xuân Đà Lạt
Biệt điện Trần Lệ Xuân xa hoa lộng lẫy trước đây, nay là Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV (Cục Văn thư và lưu trữ nhà nước – Bộ Nội vụ) ở số 2 Yết Kiêu, Đà Lạt, Lâm Đồng được trùng tu, phục chế nguyên vẹn, mở ra một hướng đi mới đầy triển vọng của sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa và du lịch và chính là Kho Mộc bản quý hiếm
Dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa, năm 1960, Mộc bản được chuyển từ Huế về Đà Lạt do chi nhánh Văn khố Đà Lạt quản lý. Mộc bản là những bản in chữ Hán khắc vào gỗ, kích thước trung bình 0,43m x 0,27m, dày từ 2 – 4 cm, mỗi tấm nặng chừng 300 – 400g.
Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ
Nơi đây đang lưu giữ trên 30.000 tấm Mộc bản được khắc chữ Hán hoặc chữ Nôm (khắc ngược) dùng để nhân bản tài liệu nhằm phổ biến rộng rãi các chuẩn mực xã hội, điều luật bắt buộc thần dân phải tuân theo; lưu truyền công danh sự nghiệp của vua, chúa, các sự kiện, các biến cố lịch sử… hầu hết các bản thảo đều được Hoàng đế “Ngự lãm”, phê duyệt trước khi cho những người thợ tài hoa khắc lên gỗ. Mộc bản triều Nguyễn là di sản tư liệu thế giới đầu tiên tại Việt Nam do UNESCO công nhận ngày 31 tháng 7 năm 2009
3. Vườn dâu công nghệ cao Biofresh – hồ Than Thở và chuyện tình đồi thông 2 mộ
Hồ Than Thở Đà Lạt
Đến thăm nơi đây, du khách sẽ được nghe kể về những chuyện tình cảm động đã mượn nước hồ để giữ mãi mối tình chung thủy.
Từ lâu, tên hồ Than Thở đã trở nên nổi tiếng với 2 câu thơ:
“Đà Lạt có thác Cam Ly
Có hồ Than Thở người đi sao đành”
Cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 6km về phía đông, theo trục đường Quang Trung – Hồ Xuân Hương. Sở dĩ nổi tiếng là vì hồ nằm gần trường Võ bị quốc gia Đà Lạt (nay là Học viện Lục quân) và gắn liền với một thời hoàng kim của trường vào thập niên 1950, đầu thập niên 1960. Cứ ngày nghỉ, lễ, chủ nhật là gia đình của các học viên và người yêu kéo đến gặp nhau vui chơi ở đây. Và cho đến nay vẫn còn câu chuyện Thảo – Tâm cùng ngôi mộ của người con gái xấu số tên Thảo lạnh lẽo ở Đồi thông 2 mộ (từ ngoài vào phía tay trái khu du lịch)
Đồi thông 2 mộ Đà Lạt
Ngoài ra, đây còn là nơi tọa lạc của vườn dâu công nghệ cao Biofresh Đà Lạt – Ứng dụng công nghệ trồng dâu treo theo phương pháp thủy canh trong nhà kính để tránh chuột, hạn chế sâu bệnh, giảm tối đa bệnh tật cho dâu (tránh việc dùng thuốc trừ sâu).
Vườn dâu công nghệ cao Biofresh Đà Lạt
Vườn dâu trồng trên giàn cao cách ly mặt đất 1 mét, được tưới và bón phân bằng hệ thống tưới ống cắm nhỏ giọt.Tại đây, nông dân còn nuôi ong để quá trình thụ phấn cho hoa dâu được dễ dàng và dâu thuần chủng không bị lai tạp, và đặc biệt là rất nhiệt tình đón du khách vào tham quan, chụp ảnh, trao đổi phương cách trồng thủy canh, vườn treo…
Sản phẩm dâu sạch Biofresh Đà Lạt
Những vườn dâu sạch trên, ngoài việc đáp ứng nhu cầu làm thực phẩm đầy chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe mọi người, còn trở thành điểm thú vị cho du khách tham quan khi đến với phố núi Đà Lạt
Địa điểm tham quan, chụp hình lý tưởng dâu Đà Lạt
4. Vườn quốc gia Bidoup – núi Bà
Đường vào rừng quốc gia Bidoup – núi Bà
Điểm đến lý tưởng cho các hoạt động du lịch sinh thái như đi bộ trong rừng, dã ngoại, cắm trại hay xem chim, xem thú cũng như du lịch khám phá nền văn hóa truyền thống đặc sắc của cộng đồng người K’ho bản địa. Một trong những tuyến hiking cực hấp dẫn của dân phượt thèm trải nghiệm nơi hoang dã với thăng cảnh tuyệt đẹp như:
+ Tuyến chinh phục đỉnh Bidoup (cao 2.287m) đi 2 ngày 1 đêm;
+ Tuyến tham quan dành cho học sinh, sinh viên (Studytour): Đà Lạt – Trung tâm du khách – Giang Ly – Hòn giao;
+ Tuyến tham quan thác Cổng Trời; thác K’Long Lanh, xuyên rừng đi Phước Bình và một số tuyến du lịch khác.
5. Chủng viện Minh Hòa Đà Lạt
Chủng viện : được thành lập do Đức cố Giám Mục Simon Hòa Nguyễn văn Hiền vào ngày 16.7.1962 với tên gọi “Tiểu chủng viện Á thánh Simon Hòa”, sinh hoạt tạm thời tại một khu nhà của một người Pháp cho mượn. Cơ sở hiện nay xây dựng trong hai năm 1965-1966 và bắt đầu sinh hoạt năm 1967. Với những biến chuyển do thời cuộc, Đại Chủng viện đã sát nhập vào với Tiểu Chủng viện năm 1980 với tên gọi Đại Chủng Viện Minh Hòa.
Những ngôi nhà đồ sộ xây dựng trong một quy hoạch đẹp mắt, với hơn 6 hecta đất vốn là sân bóng đá và vườn cà phê của chủng viện Minh Hòa đã trở thành Trung tâm Mục vụ với 6 khối nhà ở và nhà nguyện cùng với Hội trường, trong một kiến trúc độc đáo đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên.
(Còn Nữa….)